Nếu bạn là người mới làm quen với tiền điện tử thì có thể bạn đang cảm thấy hoang mang khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sử dụng các thuật ngữ và từ lóng rất lạ. Ý nghĩa của các từ đó là gì? Hãy cùng khám phá nhé.

1. WAGMI (Tất cả chúng ta đều sẽ làm được)

WAGMI, viết tắt của “We’re All Gonna Make It”, là một khẩu hiệu tích cực trong lĩnh vực tiền điện tử, với hàm ý rằng nếu tất cả chúng ta đầu tư một cách khôn ngoan vào các dự án tiền điện tử được xây dựng vững chắc và gắn bó với nhau như một cộng đồng, thì cuối cùng chúng ta sẽ thu được lợi nhuận lớn.

Ý nghĩa của WAGMI (Ảnh: Internet)
Ý nghĩa của WAGMI (Ảnh: Internet)

Đây là một phiên bản khác của câu nói: “Hãy đặt niềm tin; những điều tốt đẹp sẽ đến với những ai biết chờ đợi và tất cả chúng ta sẽ kiếm được lợi nhuận vào thời điểm thích hợp.”

Ví dụ: “Đừng lo lắng, WAGMI, dự án này sẽ phục hồi trở lại.”

2. NGMI (Sẽ không thành công)

Trái ngược với WAGMI, đây là câu nói của những người hoài nghi về tiền điện tử dùng để trêu chọc các nhà đầu tư khi thị trường đang đi xuống: “Not Gonna Make It”. Ý nghĩa của nó là sự bi quan cho rằng một số đồng tiền nhất định hoặc toàn bộ thị trường tiền điện tử nói chung sẽ bị diệt vong.

Ví dụ: “Đồng meme coin đó sẽ NGMI, nó đang giảm về 0.”

3. Khi nào Lambo?

Khi nào Lambo? (Ảnh: Internet)
Khi nào Lambo? (Ảnh: Internet)

Lambo là viết tắt của Lamborghini, thương hiệu xe hơi siêu sang trong mơ của hầu hết các nhà đầu tư tiền điện tử. “Khi nào Lambo?” là câu mà các nhà đầu tư hay nói khi sốt ruột chờ đợi đồng tiền điện tử của họ tăng giá tới mức “lên trời”, tức là tăng vọt để họ có thể mua được những món hàng xa xỉ. Câu này thường được nói một cách đùa cợt khi nhìn vào biểu đồ crypto và chờ tăng giá.

Ví dụ: “Nóng lòng chờ Bitcoin vượt qua 68k lần nữa! Khi nào Lambo?”

4. Bullish (Bò đực)

Bullish được dùng khi bạn cảm thấy lạc quan về tiền điện tử và kỳ vọng giá sẽ tăng, với hàm ý là những con bò đực sẽ đẩy thị trường lên cao hơn.

Ví dụ: “Hiện tại tôi đang cảm thấy bullish về Bitcoin khi các công ty công nghệ lớn đang nhảy vào đầu tư.”

5. Bearish (Gấu)

Ngược lại với bullish, bearish là khi bạn cảm thấy bi quan về tiền điện tử và cho rằng giá sẽ giảm hơn nữa. Những con gấu sẽ đẩy thị trường tiền điện tử xuống thấp hơn.

Ví dụ: “Tôi cảm thấy khá bearish về đồng altcoin này, tôi nghĩ bây giờ tôi sẽ chốt lời ngay.”

Bò và gấu (Ảnh: Internet)
Bò và gấu (Ảnh: Internet)

6. To the moon (Lên mặt trăng)

Cụm từ này hàm ý rằng giá của tiền điện tử có thể sẽ tăng lên cao đến mức đáng kinh ngạc.

Ví dụ: “Tôi nói cho các bạn biết, đồng tiền này sẽ to the moon trong đợt tăng giá tiếp theo!”

7. Degen (Thoái hóa)

Đây là viết tắt của từ “degenerate” dùng để chỉ hành vi giao dịch và đầu cơ có rủi ro lớn, ví dụ như giao dịch trong ngày có đòn bẩy hoặc các dự án tiền điện tử mới chưa rõ uy tín.

Ví dụ: Degen có thể được dùng như một danh từ (“Anh chàng đó là một kẻ degen đang tiêu tiền vào những đồng coin chết tiệt”) hoặc tính từ (“Tôi đang cảm thấy degen và đang nghĩ đến việc tham gia đợt drop NFT mới này”).

8. Flippening (Lật ngược)

Flippening là một thời điểm giả định khi vốn hóa thị trường của Ethereum vượt qua Bitcoin, biến ETH trở thành loại tiền điện tử số 1 mới.

Ví dụ: “Nếu việc sáp nhập diễn ra suôn sẻ thì flippening có thể diễn ra vào cuối năm nay!”

9. Không phải lời khuyên tài chính (NFA)

NFA là viết tắt của “Not Financial Advice”, được dùng để cảnh báo trước rằng đây không phải là lời khuyên tư vấn tài chính được cấp phép.

Ví dụ: “Hãy mua đồng coin Shiba Inu ngay bây giờ, nhưng NFA!”

10. Not your keys, not your coins

“Không phải khóa của bạn, không phải coin của bạn”. Câu này nói về tầm quan trọng của việc tự nắm giữ các khóa riêng tư đối với ví tiền điện tử và tài sản crypto của bạn thay vì để chúng trên sàn giao dịch, vì các sàn tiền điện tử có thể bị hack, phá sản, đóng băng tài khoản của bạn, v.v.

Câu nói này có nghĩa là nếu bạn không kiểm soát khóa của mình thì bạn cũng không thực sự sở hữu số tiền điện tử đó, vì vậy hãy cất tiền điện tử của bạn vào ví phần cứng để bạn có thể kiểm soát các khóa.

11. Paper Hands (Bàn tay giấy)

Thuật ngữ này dùng để chỉ một người hoảng sợ và bán tiền điện tử của mình ngay khi có dấu hiệu giảm giá đầu tiên. Bàn tay của họ mềm yếu như giấy và không thể chịu được sự biến động của thị trường, ngay khi nhìn thấy biểu đồ màu đỏ họ sẽ bán ngay.

Ví dụ: “Khi Bitcoin giảm 30%, những bàn tay giấy đó đã bán phá giá tất cả!”

12. Diamond Hands (Bàn tay kim cương)

Bàn tay giấy và bàn tay kim cương (Ảnh: Internet)
Bàn tay giấy và bàn tay kim cương (Ảnh: Internet)

Ngược lại với bàn tay giấy, bàn tay kim cương là những nhà đầu tư tin tưởng chắc chắn vào lựa chọn của mình trong dài hạn và không bán tài sản bất kể có biến cố hay giảm giá xảy ra trong thời gian ngắn. Bàn tay của họ cứng như kim cương và không bị lay chuyển bởi sự biến động. Họ có niềm tin mạnh mẽ và luôn nắm giữ tài sản, thậm chí mua thêm khi thị trường đi xuống, trong khi những bàn tay giấy lo sợ và bán ra.

Ví dụ: “Chỉ cần có bàn tay kim cương và giữ chắc khi giảm giá.”

13. Chad

Từ lóng để chỉ những người tự tin, mạnh mẽ hoặc thành công trong lĩnh vực tiền điện tử.

Ví dụ: “Cái gã bắt được đỉnh cao của Bitcoin thật là chad.”

14. Copium/Hopium

Copium là sự an ủi hay lạc quan một cách phi thực tế khi tiền điện tử giảm giá, hopium là sự lạc quan quá mức bất chấp những dấu hiệu tiêu cực của thị trường.

Ví dụ: “Đừng hít copium với đồng altcoin đó, chúng ta vẫn đang ở trong một thị trường suy giảm. Trong khi đó hopium lại rất mạnh với Bitcoin!”

15. Jeet

Jeet là tiếng lóng của câu “bạn đã ăn chưa?” nhưng trong lĩnh vực tiền điện tử nó lại được dùng để hỏi xem đã kiếm được lợi nhuận nhiều hay chưa.

Ví dụ: “Rất nhiều người đã kiếm được lợi nhuận từ vụ drop NFT đó. Jeet?”

16. No-Coiner (Không có xu)

Đây là từ để chỉ những người không sở hữu bất kỳ đồng tiền điện tử nào, hoặc những người không tin vào tiền điện tử.

Ví dụ: “Cha tôi là một no-coiner, ông ấy vẫn không hiểu tại sao tôi lại lạc quan về Bitcoin đến vậy.”

17. Shitcoiner

Từ này để chỉ những người tập trung vào việc mua các đồng altcoin có rủi ro cao và tiềm năng thấp nhưng lại hy vọng làm giàu nhanh chóng.

Ví dụ: “Đừng làm shitcoiner nữa và hãy nghiên cứu kỹ trước khi đầu tư vào các đồng coin rác.”

18. SAFU

SAFU được dùng để nói đến sự an toàn, ổn định và không quá rủi ro. Thuật ngữ này bắt nguồn từ Quỹ tài sản an toàn dành cho người dùng (SAFU) của Binance, giúp bảo vệ người dùng khi thị trường tiền điện tử gặp biến động. Chủ tịch Binance Changpeng Zhao thường xuyên tweet rằng “Các quỹ được an toàn”, mà một số người đổi thành “Các quỹ là SAFU”, cuối cùng trở thành một cách nói của riêng họ.

Ví dụ: “Đừng lo lắng, anh bạn, cất tiền của anh trên ví phần cứng là SAFU.”

19. Cá voi tiền điện tử

Cá voi tiền điện tử (Ảnh: Internet)
Cá voi tiền điện tử (Ảnh: Internet)

Cá voi là những người nắm giữ lượng tiền điện tử đủ lớn để có khả năng thao túng thị trường khi họ thực hiện các giao dịch lớn.

Ví dụ: “Có tin đồn rằng một cá voi sắp xả 1.000 BTC ra thị trường.”

20. Shill

Shill có nghĩa là quảng cáo hoặc thổi phồng quá mức về một đồng tiền điện tử nào đó, thường là theo cách không trung thực.

Ví dụ: “Đừng nghe lời những influencer được trả tiền để shill các đồng meme coin.”

21. Bagholder (Người giữ túi)

Đây là khái niệm để chỉ các nhà đầu tư vẫn đang nắm giữ tiền điện tử sau một đợt giảm giá mạnh, đang bị mắc kẹt với những “túi” tiền điện tử vô giá trị và đang chờ thị trường phục hồi nhưng rất ít hy vọng.

Ví dụ: “Tôi không thể tin rằng mình lại không bán khi giá tăng gấp 10 lần. Bây giờ tôi phải giữ túi chờ đến đợt tăng giá tiếp theo.”

22. Moonboy

Moonboy là những người lạc quan một cách quá mức và phi thực tế về giá tiền điện tử đang lên hoặc sắp lên “to the moon”. Họ nghĩ rằng tất cả tiền điện tử sẽ tăng giá gấp ngàn lần và giúp họ trở nên giàu có bất chấp mọi dấu hiệu trái ngược của thị trường.

Ví dụ: “Đừng nghe những moonboy trên mạng nói rằng Dogecoin sẽ đạt 10 USD.”

23. Maxi

Trong lĩnh vực tiền điện tử, maxi là những người tin rằng đồng tiền yêu thích của họ là loại tiền điện tử chân chính duy nhất còn tất cả các đồng tiền khác đều là lừa đảo hoặc vô dụng. Họ không muốn đầu tư vào bất cứ thứ gì ngoài sở thích của họ.

Ví dụ: “Những người maxi đồng XRP đó lúc nào cũng ghét bỏ mọi dự án altcoin khác.”

24. Ape

Ape là hành động đổ rất nhiều tiền vào một tài sản crypto hoặc NFT đầy rủi ro mà không tự mình tìm hiểu nghiên cứu kỹ.

Ví dụ: “Tôi thấy vụ drop NFT đó được shill và tôi đã mù quáng ape 5 ngàn đô mà không suy nghĩ.”

25. Rug pull (Kéo thảm)

Kéo thảm là một chiêu lừa đảo, trong đó những người phát triển tiền điện tử cố tình làm giảm giá đồng tiền và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Tính thanh khoản của đồng tiền bất ngờ bị “kéo” như một tấm thảm dưới chân các nhà đầu tư.

Ví dụ: “Đúng vậy, đồng tiền DeFi đó là một trò lừa đảo, những người tạo ra nó đã kéo thảm và lấy hết tiền của mọi người.”

Lời kết

Trên đây là tóm tắt nhanh các thuật ngữ tiếng lóng phổ biến trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay, giúp bạn có thể tham gia vào những cuộc thảo luận và trò chuyện của mọi người. Khi thị trường tiếp tục phát triển, chắc chắn sẽ xuất hiện thêm nhiều thuật ngữ mới lạ hơn.

Mời bạn xem thêm các bài liên quan:

Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Xem thêm

Điểm lại 10 vụ lừa đảo và hack tiền điện tử gây rúng động năm 2023

2023 là một năm khó khăn đối với thị trường tiền điện tử, nhất là vấn đề bảo mật khi nhiều vụ hack và lừa đảo đã xảy ra. Hãy cùng điểm lại những vụ bê bối lớn nhất khiến các nhà đầu tư crypto thiệt hại số tiền khổng lồ trong năm 2023 nhé.
Theo dõi bình luận
Thông báo về
guest
1 Bình luận
Bình chọn nhiều nhất
Mới nhất Cũ nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận